Cộng đồng dân cư xã Thăng Bình, huyện Nông CốngNgày 12/11/2019 00:00:00 Cộng đồng dân cư xã Thăng Bình, huyện Nông Cống Diện tích tự nhiên xã Thăng Bình là 1.184 ha, trong đó đất cây lúa là 850ha/năm, đát Lâm Nghiệp là 196 ha, còn lị là đất đồi núi, ao hồ, thổ cư và các loại đất khác, địa hình của xã Thăng Bình nghiêng theo chiều Tây Bắc - Đông Nam, theo điều tra dân số năm 2019 , dân số xã có 7.656 người, với 1.879 hộ, số lao động qua đào tạo chiếm 27,8%. Nhìn trên bình diện rộng, địa hình Thăng Bình tương đối bằng phẳng với những cánh đồng thẳng cánh cò bay, xen kẻ là những xóm thôn trù phú. Tuy nhiên, bên cạnh địa hình tương đối bằng phẳng nổi lên một ngọn núi có độ cao trung bình có tên là núi Ngọ Sẻ với diện tích 189,1 ha. Núi có hình dáng con chim sẻ nằm ở địa phận làng Xa Lý (còn gọi là làng Sẻ). Đây là ngọn núi chất chứa nhiều huyền thoại trong nhân gian với những địa danh như: đỉnh Mòng Gà, Chợ Trời, Bậc Sến, Vườn Cấm, trên núi có giếng mây quanh năm nước trong vắt. Xưa kia dưới chân núi có ngôi chùa cổ kính, trước chùa có giếng nước rất trong không bao giờ cạn. Trên núi có khe Đon, khe Vang chảy xuống làng Xa Lý bốn mùa nước chảy trong veo là nguồn sinh thủy của làng. Thăng Bình có nhiều địa hình trủng, đồng sâu nằm rãi rác ở các làng, có thể kể đến các đồng trũng trong xã như: Đồng Kểnh, Cồn Nhủn, Đồng Sâu ( Xa Lý), Đồng Lâm, Đồng Đòm, Đồng Hẻn, Đồng Trại, Bái NGhẹo, Đồng Mương, Đồng Nhàn. Xã Thăng Bình trải qua quá trình hình thành, hiện tại xã từ 13 thôn, thực hiện của trương chính sách pháp luật của nhà nước sát nhập lại thành 07 thôn gồm: Thôn Lý Đông, thôn Lý Bắc, thôn Thái Lai, thôn Mỹ Giang, thôn Hồng Sơn, thôn Ngọ Hạ, thôn Ngọ Thượng.
Diện tích tự nhiên xã Thăng Bình là 1.184 ha, trong đó đất cây lúa là 850ha/năm, đát Lâm Nghiệp là 196 ha, còn lị là đất đồi núi, ao hồ, thổ cư và các loại đất khác, địa hình của xã Thăng Bình nghiêng theo chiều Tây Bắc - Đông Nam, theo điều tra dân số năm 2019 , dân số xã có 7.656 người, với 1.879 hộ, số lao động qua đào tạo chiếm 27,8%. Nhìn trên bình diện rộng, địa hình Thăng Bình tương đối bằng phẳng với những cánh đồng thẳng cánh cò bay, xen kẻ là những xóm thôn trù phú. Tuy nhiên, bên cạnh địa hình tương đối bằng phẳng nổi lên một ngọn núi có độ cao trung bình có tên là núi Ngọ Sẻ với diện tích 189,1 ha. Núi có hình dáng con chim sẻ nằm ở địa phận làng Xa Lý (còn gọi là làng Sẻ). Đây là ngọn núi chất chứa nhiều huyền thoại trong nhân gian với những địa danh như: đỉnh Mòng Gà, Chợ Trời, Bậc Sến, Vườn Cấm, trên núi có giếng mây quanh năm nước trong vắt. Xưa kia dưới chân núi có ngôi chùa cổ kính, trước chùa có giếng nước rất trong không bao giờ cạn. Trên núi có khe Đon, khe Vang chảy xuống làng Xa Lý bốn mùa nước chảy trong veo là nguồn sinh thủy của làng. Thăng Bình có nhiều địa hình trủng, đồng sâu nằm rãi rác ở các làng, có thể kể đến các đồng trũng trong xã như: Đồng Kểnh, Cồn Nhủn, Đồng Sâu ( Xa Lý), Đồng Lâm, Đồng Đòm, Đồng Hẻn, Đồng Trại, Bái NGhẹo, Đồng Mương, Đồng Nhàn. Xã Thăng Bình trải qua quá trình hình thành, hiện tại xã từ 13 thôn, thực hiện của trương chính sách pháp luật của nhà nước sát nhập lại thành 07 thôn gồm: Thôn Lý Đông, thôn Lý Bắc, thôn Thái Lai, thôn Mỹ Giang, thôn Hồng Sơn, thôn Ngọ Hạ, thôn Ngọ Thượng.
|