VỊ TRÍ ĐỊA LÝ, ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊNNgày 09/12/2019 15:31:11 Thăng Bình là một trong 29 xã, thị trấn của huyện Nông Cống, cách trung tâm huyện lỵ khoảng 6km về phía đông nam và cách thành phố Thanh Hóa khoảng 35km về phía Nam. Phía đông giáp xã Tượng Lĩnh, phía bắc giáp Trường Minh, phía nam giáp xã Công Liêm, phía tây giáp xã Vạn Thiện, Thăng Long, Thăng Thọ, huyện Nông cống. Thăng Bình là địa phưong có nhiều thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp do có hệ thống nông giang từ Công trình Thủy nông sông Chu, sau này là từ hồ sông Mực đưa nước về Bên cạnh đó có tỉnh lộ 512, tỉnh lộ 525 và tỉnh lộ 506 chạy qua địa bàn xã, có chợ Gỗ lâu đời tạo điều kiện để phát triến một nền kinh tế đa dạng. Địa hình và thổ nhưỡng. Do năm ở vùng chuyển tiếp của đại ngàn phía tây và khu vực đồng bang ven biển của tỉnhThanh Hóa nên địa hình Thăng Bình vừa có những cánh đồng bằng phẳng, lại vừa có đồi núi. Theo số liệu năm 2020, diện tích tự nhiên của xã 1.184ha. trong đó đất cấy lúa 850ha/năm, đất lâm nghiêp 196ha còn lại là đất đồi núi, ao hồ, thổ cư và các loại đất khác. Cùng với các xã trong khu vực, địa hình của Thăng Bình nghiêng theo chiều tây bắc - đông nam. Theo điều tra dân số năm 2019. dân số toàn xã có 7.656 người trong đó số lao động qua đào tạo chiếm 27,8%. Nhìn trên bình diện rộng, địa hình Thăng Bình tưong đối bằng phẳng với những cánh đồng thăng cánh cò bay xen kẻ là những xóm thôn trù phú. Tuy nhiên, bên cạnh địa hình tưong đối bằng phăng nổi lên một ngọn núi có độ cao trung bình có tên là núi Ngọ sẻ VỚI diện tích 189, 1 ha. Núi có hình dáng con chim sẻ nằm ở địa phận làng Xa Lý (còn gọi là làng sẻ) 86,7ha và làng Ngọ Xá 102,4ha. Đây là ngọn núi chất chứa nhiều huyền thoại trong dân gian vói những địa danh, như: đỉnh Mòng Gà, Chợ Trời, Bậc sến, Vưòn Câm, trên núi có Giếng Mây quanh năm nước trong vắt... Xưa kia, dưới chân núi có ngôi chùa cổ kính, trước chùa có giếng nước rất trong không bao giờ cạn. Trên núi có khe Đon, khe Ngang chảy xuống làng Xa Lý bốn mùa nước chảy trong veo, là nguồn sinh thủy của làng. Thăng Bình có nhiều địa hình trũng, đồng sâu nằm rải rác ở các làng, có thể kể đến các đồng trũng trong xã, như:đồng Kểnh, cồn Nhủn, đồng Sâu (Xa Lý), đồng Lâm, đồng Đòm(Thái Lai), đồng Hẻn, đồng Trại (Hông Sơn), Bái Nghẹo (Mỹ Giang), đồng Mương, đông Nhàn (Ngọ Xá)... Do có nhiều dạng địa hình khác nhau nên thổ nhưõng ở Thăng Bình cũng rất đa dạng. Một phần được hình thành do quá trình rửa trôi, lắng đọng các sản phẩm từ đồi núi phía tây đưa về, còn phần lớn do phù sa cổ không được bôi đắp thường xuyên do các hệ thống sông ở Thanh Hóa tích tụ hàng triệu năm mà thành. Chất đất thường trung tính, tầng đất mặt dày, thuận tiện cho phát triển nông nghiệp. Khu vực núi sẻ, núi Ngọ có thể trồng cây ăn quả, cây lâm nghiệp. Tuy nhiên, trên thực tể thì một phần diện tích núi đã trở thành khu dân cư. Với sự khai phá, cải tạo không biết mệt mỏi từ đời này sang đời khác của nhân dân đã làm cho vùng đất này thành địa bàn thuận lợi để sản xuất nông nghiệp, kết họp với việc trồng cây ngắn ngày, như: lạc, đậu và cây ăn quả... Hiện nay Thăng Bình có những cánh đồng rộng chuyên trồng lúa, được nhân dân cải tạo, thâm canh cho năng suất cao. Nhìn chung, chất lượng đất ở đây tương đối tốt (ít chua, độ mùn từ trung bình đến khá, tầng đất mặt dày, dễ điều tiết nước, tơi xôp, dề thấm nước...) có thể sản xuất một năm tới 2-3 vụ, góp phần làm cho Nông cống trở thành trọng điếm lúa của Thanh Hóa với câu: “Được mùa Nông cống sống mọi nơi”.. Khí hậu: Thăng Bình nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa. Đặc điểm chung của kiểu thời tiết này là ngoài việc phân hóa theo vĩ độ còn chịu tác động sâu sắc của hai mùa gió trên một nền nhiệt và âm phong phú, được chia thành hai mùa rõ rệt, nóng ẩm về mùa Hè, khô hanh vê mùa Đông. Khoảng từ tháng 5 đến tháng 10 gió mùa Đông Nam (còn gọi là gió nồm) phát triển mạnh. Đây là khôi không khí có nguôn gốc từ hải dương nên thường nóng âm, mưa nhiêu. Tháng có nhiệt độ trung bình cao nhất trong năm là tháng 7, tháng có lượng mưa trung bình lớn nhất trong năm là tháng 8. Kiểu thời tiết đặc biệt khác ở mùa này là bão, với sức gió và lượng mưa lớn, bão thường gây thiệt hại nặng nề về người và của cho nhân dân địa phương. Nhân dân Thăng Bình đã nhiều lần chứng kiến nhũng trận bão gây nên những trận lụt khủng khiếp, nhất là những lần làm tràn, vỡ đê sông Trường Sinh. Mùa này còn có gió Lào tính chất khô nóng, tân suất ở Thăng Bình không cao, nhưng oi bức rất khó chịu.Từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau là là thời kỳ hoạt động mạnh của gió mùa Đông Bắc (gió bấc) có nguồn gốc từ vùng Xi bia ri trùng với mùa mưa ít, trời lạnh. Lượng mưa trung bình thấp nhàt và nhiệt độ trung bình thấp nhất trong năm là tháng Giêng. Xưa kia, đây là giai đoạn sản xuất gặp nhiều khó khăn do thiếu nước. Tuy nhiên, bên cạnh sự bất cập trên, nhờ có các đợt không khi lạnh tràn về làm hạ thàp nhiệt độ, tạo nên sự đa dạng, phong phú trong cơ cấu giống cây trồng ở địa phương. Chồng lấn giữa mùa Hạ và mùa Đông là thời kỳ chuyển tiếp có thời tiết tương đối dễ chịu. Từ tháng 2 đến tháng 4 là mùa Xuân thời tiết ấm áp, thường có mưa phùn, đôi khi tạo nên mưa thâm, gió bấc rất đặc trưng của khu vực. Nhìn chung khí hậu ở Thăng Bình thuận tiện cho việc phát triển một nền nông nghiệp lúa nước với nhiều sản vật nhiệt đới phong phú, bên cạnh đó lại xuất hiện những giông cây từ ôn đới nhập về do sự xuất hiện của một mùa đông giá lạnh như: cà chua, cải bắp, khoai tây... Sông ngòi, ao hồ: Chảy qua địa bàn Thăng Bình có con sông Trường Sinh, đây là phụ lưu của sông Yên, nằm ở phía tây bắc của xã, từ Công Liêm, chảy qua địa phận của xã ở làng Quần Bối, Tây Giang, Mỹ Trí (tên làng cũ) rôi nhập với sông Chuối ở xã Trường Minh. Từ xưa, nhân dân ta đã đắp hệ thống đê tưong đối lớn để chống lũ lụt. Hiện nay tại địa phận xã đang xây dựng trạm bơm điện Trường Minh - Thăng Bình với quy mô lớn nhằm tưới nước cho diện tích lúa của Thăng Binh và các xã trong khu vực. Trước đây, xã còncó con mương tưới chi giang 8 lấy nước tù' hệ thống Thủy lợi Bái Thượng về tưới cho đồng ruộng. Từ những năm 80 của thế kỷ trước, nguồn nước tưới cho sản xuất nông nghiệp của Thăng Bình chủ yếu lất từhồ Thủy lợi sông Mực. Thăng Bình còn có 10,6ha diện tích mặt nước ao, hồ,lớn nhất là hồ đập Đá Đứng. Đây là hồ thủy lợi quan trọng của xã. Hiện naỵ diện tích ao hồ đã bị thu hẹp dân, đangđược khai thác nuôi trồng thủy sản, kết hợp với trồng lúa.
Thăng Bình là một trong 29 xã, thị trấn của huyện Nông Cống, cách trung tâm huyện lỵ khoảng 6km về phía đông nam và cách thành phố Thanh Hóa khoảng 35km về phía Nam. Phía đông giáp xã Tượng Lĩnh, phía bắc giáp Trường Minh, phía nam giáp xã Công Liêm, phía tây giáp xã Vạn Thiện, Thăng Long, Thăng Thọ, huyện Nông cống. Thăng Bình là địa phưong có nhiều thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp do có hệ thống nông giang từ Công trình Thủy nông sông Chu, sau này là từ hồ sông Mực đưa nước về Bên cạnh đó có tỉnh lộ 512, tỉnh lộ 525 và tỉnh lộ 506 chạy qua địa bàn xã, có chợ Gỗ lâu đời tạo điều kiện để phát triến một nền kinh tế đa dạng. Địa hình và thổ nhưỡng. Do năm ở vùng chuyển tiếp của đại ngàn phía tây và khu vực đồng bang ven biển của tỉnhThanh Hóa nên địa hình Thăng Bình vừa có những cánh đồng bằng phẳng, lại vừa có đồi núi. Theo số liệu năm 2020, diện tích tự nhiên của xã 1.184ha. trong đó đất cấy lúa 850ha/năm, đất lâm nghiêp 196ha còn lại là đất đồi núi, ao hồ, thổ cư và các loại đất khác. Cùng với các xã trong khu vực, địa hình của Thăng Bình nghiêng theo chiều tây bắc - đông nam. Theo điều tra dân số năm 2019. dân số toàn xã có 7.656 người trong đó số lao động qua đào tạo chiếm 27,8%. Nhìn trên bình diện rộng, địa hình Thăng Bình tưong đối bằng phẳng với những cánh đồng thăng cánh cò bay xen kẻ là những xóm thôn trù phú. Tuy nhiên, bên cạnh địa hình tưong đối bằng phăng nổi lên một ngọn núi có độ cao trung bình có tên là núi Ngọ sẻ VỚI diện tích 189, 1 ha. Núi có hình dáng con chim sẻ nằm ở địa phận làng Xa Lý (còn gọi là làng sẻ) 86,7ha và làng Ngọ Xá 102,4ha. Đây là ngọn núi chất chứa nhiều huyền thoại trong dân gian vói những địa danh, như: đỉnh Mòng Gà, Chợ Trời, Bậc sến, Vưòn Câm, trên núi có Giếng Mây quanh năm nước trong vắt... Xưa kia, dưới chân núi có ngôi chùa cổ kính, trước chùa có giếng nước rất trong không bao giờ cạn. Trên núi có khe Đon, khe Ngang chảy xuống làng Xa Lý bốn mùa nước chảy trong veo, là nguồn sinh thủy của làng. Thăng Bình có nhiều địa hình trũng, đồng sâu nằm rải rác ở các làng, có thể kể đến các đồng trũng trong xã, như:đồng Kểnh, cồn Nhủn, đồng Sâu (Xa Lý), đồng Lâm, đồng Đòm(Thái Lai), đồng Hẻn, đồng Trại (Hông Sơn), Bái Nghẹo (Mỹ Giang), đồng Mương, đông Nhàn (Ngọ Xá)... Do có nhiều dạng địa hình khác nhau nên thổ nhưõng ở Thăng Bình cũng rất đa dạng. Một phần được hình thành do quá trình rửa trôi, lắng đọng các sản phẩm từ đồi núi phía tây đưa về, còn phần lớn do phù sa cổ không được bôi đắp thường xuyên do các hệ thống sông ở Thanh Hóa tích tụ hàng triệu năm mà thành. Chất đất thường trung tính, tầng đất mặt dày, thuận tiện cho phát triển nông nghiệp. Khu vực núi sẻ, núi Ngọ có thể trồng cây ăn quả, cây lâm nghiệp. Tuy nhiên, trên thực tể thì một phần diện tích núi đã trở thành khu dân cư. Với sự khai phá, cải tạo không biết mệt mỏi từ đời này sang đời khác của nhân dân đã làm cho vùng đất này thành địa bàn thuận lợi để sản xuất nông nghiệp, kết họp với việc trồng cây ngắn ngày, như: lạc, đậu và cây ăn quả... Hiện nay Thăng Bình có những cánh đồng rộng chuyên trồng lúa, được nhân dân cải tạo, thâm canh cho năng suất cao. Nhìn chung, chất lượng đất ở đây tương đối tốt (ít chua, độ mùn từ trung bình đến khá, tầng đất mặt dày, dễ điều tiết nước, tơi xôp, dề thấm nước...) có thể sản xuất một năm tới 2-3 vụ, góp phần làm cho Nông cống trở thành trọng điếm lúa của Thanh Hóa với câu: “Được mùa Nông cống sống mọi nơi”.. Khí hậu: Thăng Bình nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa. Đặc điểm chung của kiểu thời tiết này là ngoài việc phân hóa theo vĩ độ còn chịu tác động sâu sắc của hai mùa gió trên một nền nhiệt và âm phong phú, được chia thành hai mùa rõ rệt, nóng ẩm về mùa Hè, khô hanh vê mùa Đông. Khoảng từ tháng 5 đến tháng 10 gió mùa Đông Nam (còn gọi là gió nồm) phát triển mạnh. Đây là khôi không khí có nguôn gốc từ hải dương nên thường nóng âm, mưa nhiêu. Tháng có nhiệt độ trung bình cao nhất trong năm là tháng 7, tháng có lượng mưa trung bình lớn nhất trong năm là tháng 8. Kiểu thời tiết đặc biệt khác ở mùa này là bão, với sức gió và lượng mưa lớn, bão thường gây thiệt hại nặng nề về người và của cho nhân dân địa phương. Nhân dân Thăng Bình đã nhiều lần chứng kiến nhũng trận bão gây nên những trận lụt khủng khiếp, nhất là những lần làm tràn, vỡ đê sông Trường Sinh. Mùa này còn có gió Lào tính chất khô nóng, tân suất ở Thăng Bình không cao, nhưng oi bức rất khó chịu.Từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau là là thời kỳ hoạt động mạnh của gió mùa Đông Bắc (gió bấc) có nguồn gốc từ vùng Xi bia ri trùng với mùa mưa ít, trời lạnh. Lượng mưa trung bình thấp nhàt và nhiệt độ trung bình thấp nhất trong năm là tháng Giêng. Xưa kia, đây là giai đoạn sản xuất gặp nhiều khó khăn do thiếu nước. Tuy nhiên, bên cạnh sự bất cập trên, nhờ có các đợt không khi lạnh tràn về làm hạ thàp nhiệt độ, tạo nên sự đa dạng, phong phú trong cơ cấu giống cây trồng ở địa phương. Chồng lấn giữa mùa Hạ và mùa Đông là thời kỳ chuyển tiếp có thời tiết tương đối dễ chịu. Từ tháng 2 đến tháng 4 là mùa Xuân thời tiết ấm áp, thường có mưa phùn, đôi khi tạo nên mưa thâm, gió bấc rất đặc trưng của khu vực. Nhìn chung khí hậu ở Thăng Bình thuận tiện cho việc phát triển một nền nông nghiệp lúa nước với nhiều sản vật nhiệt đới phong phú, bên cạnh đó lại xuất hiện những giông cây từ ôn đới nhập về do sự xuất hiện của một mùa đông giá lạnh như: cà chua, cải bắp, khoai tây... Sông ngòi, ao hồ: Chảy qua địa bàn Thăng Bình có con sông Trường Sinh, đây là phụ lưu của sông Yên, nằm ở phía tây bắc của xã, từ Công Liêm, chảy qua địa phận của xã ở làng Quần Bối, Tây Giang, Mỹ Trí (tên làng cũ) rôi nhập với sông Chuối ở xã Trường Minh. Từ xưa, nhân dân ta đã đắp hệ thống đê tưong đối lớn để chống lũ lụt. Hiện nay tại địa phận xã đang xây dựng trạm bơm điện Trường Minh - Thăng Bình với quy mô lớn nhằm tưới nước cho diện tích lúa của Thăng Binh và các xã trong khu vực. Trước đây, xã còncó con mương tưới chi giang 8 lấy nước tù' hệ thống Thủy lợi Bái Thượng về tưới cho đồng ruộng. Từ những năm 80 của thế kỷ trước, nguồn nước tưới cho sản xuất nông nghiệp của Thăng Bình chủ yếu lất từhồ Thủy lợi sông Mực. Thăng Bình còn có 10,6ha diện tích mặt nước ao, hồ,lớn nhất là hồ đập Đá Đứng. Đây là hồ thủy lợi quan trọng của xã. Hiện naỵ diện tích ao hồ đã bị thu hẹp dân, đangđược khai thác nuôi trồng thủy sản, kết hợp với trồng lúa.
|