Chủ tịch Quốc hội yêu cầu sửa lại chế định Hội đồng Hiến pháp
“Cần thiết thành lập Hội đồng Hiến pháp, tuy nhiên, với mô hình, thẩm quyền như dự thảo Hiến pháp sửa đổi đang thể hiện thì “thà rằng không có”. Cần chuẩn bị lại nội dung này để trình Quốc hội kỳ họp tới” - Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nói.
Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 được dự kiến xem xét thông qua trong 3 ngày, gồm thảo luận nửa ngày ở tổ, 2 ngày thảo luận ở hội trường và nửa ngày để thông qua. Song theo Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Nguyễn Văn Hiện, thời gian thảo luận ở tổ nên tăng lên một ngày để ai cũng có điều kiện phát biểu và thu được nhiều ý kiến góp ý hơn.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng cũng nhắc, việc chuẩn bị cho nội dung này ở kỳ họp cuối năm còn nhiều việc nhưng quan trọng phải chốt được các vấn đề liên quan đến chương chính quyền địa phương, về mô hình tổ chức HĐND và UBND. Việc này, Chủ tịch Quốc hội chỉ rõ, Chính phủ phải chuẩn bị, UB Thường vụ Quốc hội sẽ thảo luận đi đến kết luận.
Ngoài ra, một nội dung khác còn nhiều ý kiến khác nhau được ông Hùng nhắc nhở là quy định về Hội đồng Hiến pháp, Chủ tịch Quốc hội yêu cầu cần chuẩn bị lại để trình Quốc hội. Chủ tịch Quốc hội cho biết, qua các phiên thảo luận, cơ bản các ý kiến ghi nhận sự cần thiết thành lập Hội đồng Hiến pháp, tuy nhiên, với mô hình, thẩm quyền như dự thảo Hiến pháp sửa đổi đang thể hiện thì “thà rằng không có”.
Đối với Luật Đất đai (sửa đổi), Chủ tịch Quốc hội yêu cầu Chính phủ phải thảo luận lại dự án luật này thật kỹ, sau đó mới có thể hoàn thiện rồi trình Quốc hội.
“Điểm nghẽn” khiến luật phải lùi thời hạn thông qua tại kỳ họp thứ 5 vừa qua là thiếu nghị định hướng dẫn đi kèm, ông Hùng chỉ rõ, 2 nghị định về giá đất, bồi thường hỗ trợ tái định cư rất quan trọng hiện vẫn chưa có. Chủ tịch Quốc hội yêu cầu cơ quan soạn thảo phải hoàn thành, đưa ra tập thể Chính phủ thảo luận và trao đổi lại cơ quan thẩm tra (UB Kinh tế). Nhấn mạnh việc thiếu 2 nghị định này, luật chưa thể thông qua, ông Hùng cảnh báo, vì vấn đề này rất phức tạp, khi làm thì mới nảy sinh nhiều vấn đề.
“Ngay tập thể Chính phủ cũng còn có nhiều ý kiến khác nhau, tôi đã trao đổi với Thủ tướng rồi”, ông Hùng nói.
Với dự kiến khoảng 30 ngày, khai mạc vào thứ hai, ngày 21/10 và bế mạc vào thứ ba, ngày 26/11/2013, nội dung của kỳ họp thứ sáu của Quốc hội khá nặng.
Một trong những nội dung quan trọng Quốc hội sẽ xem xét là tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm giai đoạn 2011-2015 và phương hướng phát triển kinh tế-xã hội đến hết năm 2015, việc thực hiện đề án tổng thể tái cơ cấu nền kinh tế.
P.Thảo- Báo điện tử dantri.com
Tin cùng chuyên mục
-
Quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 (khóa XI)
10/08/2013 15:08:14 -
Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tuyên truyền vận động quần chúng
01/08/2013 21:27:45 -
Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc thăm và làm việc tại tỉnh ta
25/07/2013 14:38:25 -
Kỳ họp thứ 7, HĐND tỉnh khóa XVI thành công và bế mạc
11/07/2013 11:08:26
Chủ tịch Quốc hội yêu cầu sửa lại chế định Hội đồng Hiến pháp
“Cần thiết thành lập Hội đồng Hiến pháp, tuy nhiên, với mô hình, thẩm quyền như dự thảo Hiến pháp sửa đổi đang thể hiện thì “thà rằng không có”. Cần chuẩn bị lại nội dung này để trình Quốc hội kỳ họp tới” - Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nói.
Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 được dự kiến xem xét thông qua trong 3 ngày, gồm thảo luận nửa ngày ở tổ, 2 ngày thảo luận ở hội trường và nửa ngày để thông qua. Song theo Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Nguyễn Văn Hiện, thời gian thảo luận ở tổ nên tăng lên một ngày để ai cũng có điều kiện phát biểu và thu được nhiều ý kiến góp ý hơn.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng cũng nhắc, việc chuẩn bị cho nội dung này ở kỳ họp cuối năm còn nhiều việc nhưng quan trọng phải chốt được các vấn đề liên quan đến chương chính quyền địa phương, về mô hình tổ chức HĐND và UBND. Việc này, Chủ tịch Quốc hội chỉ rõ, Chính phủ phải chuẩn bị, UB Thường vụ Quốc hội sẽ thảo luận đi đến kết luận.
Ngoài ra, một nội dung khác còn nhiều ý kiến khác nhau được ông Hùng nhắc nhở là quy định về Hội đồng Hiến pháp, Chủ tịch Quốc hội yêu cầu cần chuẩn bị lại để trình Quốc hội. Chủ tịch Quốc hội cho biết, qua các phiên thảo luận, cơ bản các ý kiến ghi nhận sự cần thiết thành lập Hội đồng Hiến pháp, tuy nhiên, với mô hình, thẩm quyền như dự thảo Hiến pháp sửa đổi đang thể hiện thì “thà rằng không có”.
Đối với Luật Đất đai (sửa đổi), Chủ tịch Quốc hội yêu cầu Chính phủ phải thảo luận lại dự án luật này thật kỹ, sau đó mới có thể hoàn thiện rồi trình Quốc hội.
“Điểm nghẽn” khiến luật phải lùi thời hạn thông qua tại kỳ họp thứ 5 vừa qua là thiếu nghị định hướng dẫn đi kèm, ông Hùng chỉ rõ, 2 nghị định về giá đất, bồi thường hỗ trợ tái định cư rất quan trọng hiện vẫn chưa có. Chủ tịch Quốc hội yêu cầu cơ quan soạn thảo phải hoàn thành, đưa ra tập thể Chính phủ thảo luận và trao đổi lại cơ quan thẩm tra (UB Kinh tế). Nhấn mạnh việc thiếu 2 nghị định này, luật chưa thể thông qua, ông Hùng cảnh báo, vì vấn đề này rất phức tạp, khi làm thì mới nảy sinh nhiều vấn đề.
“Ngay tập thể Chính phủ cũng còn có nhiều ý kiến khác nhau, tôi đã trao đổi với Thủ tướng rồi”, ông Hùng nói.
Với dự kiến khoảng 30 ngày, khai mạc vào thứ hai, ngày 21/10 và bế mạc vào thứ ba, ngày 26/11/2013, nội dung của kỳ họp thứ sáu của Quốc hội khá nặng.
Một trong những nội dung quan trọng Quốc hội sẽ xem xét là tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm giai đoạn 2011-2015 và phương hướng phát triển kinh tế-xã hội đến hết năm 2015, việc thực hiện đề án tổng thể tái cơ cấu nền kinh tế.
P.Thảo- Báo điện tử dantri.com